Giới thiệu những điều dưỡng viên của EPA hiện đã về nước
Nguyên điều dưỡng viên EPA Thu Phương đã tham gia từ khi dự án này bắt đầu triển khai ( tháng 1 / 2020). Tại hội thảo tổ chức vào tháng 9/ 2021, Thu Phương đã phát biểu về thực trạng ngành Điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay trong đề tài “ Điều dưỡng ở Nhật Bản nhìn từ nước ngoài – với trọng tâm là việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng và chức năng nhai nuốt cho người lớn tuổi”
Sau khi về Việt Nam, cô đã gánh vác trách nhiệm chỉ dạy cho thế hệ đi sau tại trường Đại học Điều dưỡng, và ở Viện Đại học ( Cao học), cô đã tiến hành nghiên cứu về Loét tì đè. Trong thời gian sống và làm việc ở Nhật Bản với tư cách là điều dưỡng viên của chế độ EPA, cô rất cảm động khi thấy cách chăm sóc và chữa trị các vết loét do tì đè ở Nhật.
Cô có thể cho mọi người biết lý do cô muốn trở thành điều dưỡng viên là gì không ?
Khi tôi còn là học sinh cấp I thì bố tôi bị ốm và phải nằm viện ở bệnh viện ở cách nhà tôi khoảng 70 km. Ở Việt Nam thì khi nằm viện, các bác sĩ và điều dưỡng viên không chăm sóc phần sinh hoạt cá nhân cho người bệnh, nên mẹ tôi phải vào chăm sóc bố, và mẹ phải vắng nhà liên tục. Từ lúc đó trở đi, tôi có suy nghĩ sau này muốn trở thành nhân viên làm việc trong ngành Y.
Cô đã ứng tuyển vào EPA như thế nào ?
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng hệ 4 năm ở thủ đô Hà Nội, tôi về quê và bắt đầu làm việc với tư cách là điều dưỡng viên. Làm việc được khoảng 2 năm thì tình cờ tôi biết được thông tin về chế độ EPA. Tìm hiểu qua mạng internet thì tôi biết có thể tham gia miễn phí nên đã ứng tuyển vào tháng 10 năm 2013. Tôi rất ngạc nhiên khi biểt là được miễn phí, thậm chí còn không dám tin đó là sự thật.
Cô nghĩ thế nào về thời gian thực tập trước khi ra nước ngoài ?
Thời gian đó khá vất vả, nhưng bây giờ nghĩ lại thì tôi thấy do không phải lo lắng về kinh phí nên lúc đó tôi có thể tập trung được vào việc học tập.
Lịch học của cô thế nào ?
Buổi sáng tôi học từ 8 giờ đến 12 giờ thì nghỉ trưa. Buổi chiều thì học từ 1 giờ đến 5 giờ. Ăn tối xong lại học từ 8 giờ đến 10 giờ tối. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ đêm và hôm sau dậy lúc 6 giờ sáng. Cuộc sống ở ký túc xá lúc đó chỉ là học và học như thế. Trước kỳ thi thì có bạn còn học đến 3 giờ sáng.
Tôi vừa tham gia các giờ học về văn hoá điều dưỡng của Nhật và các giờ thực hành, vừa phải học tiếng Nhật. Sau nửa năm thì tôi đã tham dự kỳ thi năng lực tiếng Nhật và thi đỗ bằng N3, 1 năm sau thì tôi lấy được bằng N2.
Cô đến Nhật Bản khi nào ?
Từ Việt Nam, tôi đến Nhật vào tháng 5 năm 2015 với tư cách là học sinh khoá II của EPA. Khi đến sân bay, tôi thấy không khí ở Nhật rất trong lành, “ khác hẳn với ở Việt Nam”
Cô bắt đầu làm việc ở Nhật Bản từ khi nào ?
Tháng 8 năm 2015, tôi vào làm việc ở bệnh viện Showa ở thành phố Shimoseki thuộc tỉnh Yamaguchi. Ở đó còn có cả những điều dưỡng và hộ lý người Philippin và người Indonesia, từ Việt Nam thì có 2 người, tôi và một người bạn tôi.
Tôi còn nhớ cảm giác rất vui khi được Giám đốc và Điều dưỡng trưởng của bệnh viện lập ra các nhóm giao lưu với điều dưỡng viên và hộ lý của EPA. Cứ khoảng 2~3 tháng là chúng tôi lại được dẫn đi du lịch một lần.
Ở bệnh viện thì thời gian học của cô thế nào ?
Bệnh viện nơi tôi làm việc đã tạo điều kiện cho tôi có nhiều thời gian học bài. Lúc chưa có bằng Điều dưỡng viên Quốc gia thì từ thứ Hai đến thứ Năm buổi sáng tôi làm việc, còn buổi chiều thì học bài. Thứ Sáu tôi làm việc cả ngày, còn thứ Bảy và Chủ Nhật được nghỉ.
Sau khi thi đỗ bằng Quốc gia thì sao ?
Năm 2016 tôi là điều dưỡng viên dự bị, năm 2017 tôi thi đỗ bằng điều dưỡng viên. Thế nhưng sau khi lấy được bằng Quốc gia thì tôi rất vất vả. Vì đã trở thành điều dưỡng viên thì sẽ phải gánh vác trách nhiệm như các điều dưỡng viên người Nhật, và cũng phải tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân một cách chuyên nghiệp.
– Cụ thể là cô đã vất vả thế nào ?
ất vả nhất là việc tiếp xúc trao đổi thông tin trong công việc. Về mặt kỹ thuật y tế thì cũng như nhau, nhưng cách tiếp xúc và trao đổi lại hoàn toán khác nhau. Tôi đã rất vất vả cho đến lúc quen với mọi việc . Đầu tiên là tôi không hiểu tiếng địa phương. Khi tôi định đưa bệnh nhân đi tắm thì đồng nghiệp của tôi nói là “ あの人今日シャワーに行けん“ . Khi học tiếng Nhật thì tôi được học : “ 行けません、行けない” , vì thế nên tôi không hiểu ngay ý nghĩa của “ 行けん“ là gì . Hơn nữa, có bệnh nhân khi nói chuyện thì không phát âm được rõ ràng, nên có những lúc tôi không hiêu chính xác bệnh nhân muốn nói gì. Các buổi họp để trao đổi ý kiến và thông tin giữa các nhân viên của bệnh viện ( giao ban) cũng làm cho tôi thật sự cảm thấy căng thẳng. Phải báo cáo trước tất cả các đồng nghiệp về tình hình của bệnh nhân, giải thích về việc phải chăm sóc bệnh nhân như thế nào theo góc nhìn của điều dưỡng viên. Ở Việt Nam đối với điều dưỡng viên thì không có các buổi họp như thế, nên tôi cảm thấy rất lúng túng.
Việc đó thì đúng là căng thẳng thật .
Vất vả là vì sợ mình nói tiếng Nhật sai, rồi không truyền đạt được chính xác những điều mình muốn nói. Những câu chuyện trao đổi toàn những từ chuyên môn thì có khi tôi cũng không hiểu được rõ ràng mọi người đang nói những gì. Tôi phải cố gắng hiểu đúng nội dung trao đổi, và có gì không hiểu tôi cũng thường phải hỏi ý kiến những đồng nghiệp tốt bụng.
Những cuộc trò chuyện toàn sử dụng những từ chuyên môn về y tế thì ngay cả người Nhật cũng không hiểu nổi đúng không ạ ?
Vâng, bạn tôi là điều dưỡng viên mới, là người Nhật mà cũng nói với tôi là “ Tôi sợ các buổi họp lắm “
Thời gian làm việc ở bệnh viện ở Nhật Bản cô có ấn tượng gì sâu sắc không ?
Tôi đã vô cùng cảm kích khi thấy một bệnh nhân bị nằm liệt giường mà sau đó đã hồi phục đến mức không cần xe lăn nữa và có thể đi bộ được. Tôi cũng rất cảm động khi chứng kiến quá trình cải thiện của vết loét nặng do tì nén. Bệnh nhân nặng nhất là bệnh nhân phải chăm sóc ở cấp độ 4, lúc đầu chỉ đụng nhẹ vào người là bệnh nhân rên lên vì đau đớn, thế nhưng qua quá trình điều trị thì bệnh nhân đó cũng đã hồi phục và có thể đi lại được.
Ngoài ra, tôi cũng rất ấn tượng về việc giữ vệ sinh vô trùng các máy móc và chất lượng của việc phân chia rõ ràng các chỗ bẩn và chỗ sạch trong bệnh viện. Ở Việt Nam thì trong bệnh viện vẫn có chỗ bị bụi bặm lẫn vào, nhưng ở Nhật thì vấn đề vô trùng được quản lý một cách nghiêm ngặt.
Cô có thể cho mọi người biết những việc cô đã làm sau khi về nước được không ?
Từ tháng 6 năm 2018, tôi phụ trách giờ dạy về điều dưỡng tại trường Đại Học Y khoa Tokyo tại Việt Nam, đây là trường đại học có liên kết với trường Đại học Ningen Shogo Kagaku ( thuộc tỉnh Saitama). Từ tháng 10 năm 2019, tôi là nghiên cứu sinh của một Học viện đại học ở Hà Nội. Ngày thường thì tôi làm việc ở trường Đại học, còn cuối tuần thì tôi nghiên cứu ở Học viện Đại học.
Cô làm ơn cho biết cảm tưởng của cô về dự án Toyota
Một trong số những nội dung của Dự án Toyota là tài liệu về chăm sóc sức khoẻ răng miệng và chức năng nhai nuốt cho người cao tuổi đã giúp ích rất nhiều cho giờ dạy của chúng tôi. Tôi nghĩ đó là những thông tin rất mới mẻ đối với các em sinh viên ở Việt Nam. Ở Việt Nam tỷ lệ người già cũng ngày càng tăng cao, nhưng hiện nay việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng và chức năng nhai nuốt chưa được coi trọng như ở Nhật. Ở Nhật thì đã có những kiến thức và kinh nghiệm rất chuyên nghiệp trong việc phân chia đồ ăn và sử dụng thìa để tránh việc người cao tuổi bị nghẹn, nhưng ở Việt Nam thì mọi người còn quen nghĩ rằng việc cho ăn khi chăm sóc người cao tuổi là việc mà “ Ai cũng làm được”.
Bệnh viện ở Nhật thì để bệnh nhân không bị nghẹt thở do bị nghẹn đã tiến hành kiểm tra chức năng nhai nuốt, chuyên viên y tế sẽ xem xét và quyết định thành phần cũng như nội dung các món ăn phù hợp.
Ở Việt Nam hiện nay chưa tiến hành làm việc này, và nơi điều trị phục hồi chức năng nhai nuốt cũng chưa đầy đủ như ở Nhật Bản.
Cô truyền đạt những kinh nghiệm ở Nhật của cô cho các em sinh viên ở Việt Nam như thế nào ?
Có rất nhiều sinh viên có nguyện vọng muốn làm việc ở Nhật Bản. Tôi thường nói với các em là : “ Nếu có cơ hội, các em hãy thử làm việc ở Nhật và cả ở nước ngoài, sau đó các em về Việt Nam và sử dụng những kinh nghiệm đó cho đất nước mình.” Từ nay trở đi, tôi nghĩ là tôi cũng sẽ truyền đạt cho các em những kiến thức mà tôi đã học được ở Nhật và nói với các em về những trải nghiệm, những nỗi vất vả khi học và làm việc ở Nhật.